Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

Phong cách thiết kế Art Deco là gì? Bật mí cách thay đổi nội thất đẹp mắt

Art Deco có nghĩa là Trang trí nghệ thuật, là một phong trào nghệ thuật xuất hiện ở Pháp sau Thế chiến 1 và phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới trong những năm 1920-1930, sau đó lụi tàn khi Thế chiến 2 xảy ra vào khoảng năm 1939 - 1940.

Phong cách thiết kế Art Deco không chỉ xuất hiện trong hội họa mà còn phát triển mạnh mẽ ở cả lĩnh vực nội thất và kiến trúc. Mang trong mình nhiều những đặc trưng thiết kế đặc sắc, Art Deco đã ghi dấu ấn ở nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Ngày này, phong cách này được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất chung cư hay các công trình nhà ở, văn phòng,…

Phong cách Art Deco là gì?

Phong cách Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí chiết trung được hình thành ở Paris vào những năm 1920 và bắt đầu lan rộng khắp thế giới vào những năm 1930. Phong cách ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực. trong thiết kế bao gồm kiến trúc, thiết kế nội thất, thời trang, .. và nghệ thuật thị giác như hội họa hay điện ảnh.

Ban đầu, phong cách thiết kế Art Deco chỉ dành cho các sản phẩm hàng hóa công nghiệp. Sau đó đã nhanh chóng phát triển sang các lĩnh vực khác như kiến trúc, nội thất, thời trang,… Đây được xem là phong cách hiện đại nhất lúc bây giờ ở Paris. Lối thiết kế nội thất căn hộ này mang vẻ thanh lịch, hiện đại và nhấn mạnh vào các hình khối đơn giản và công năng.

Phong cách thiết kế Art Deco là gì? Bật mí cách thay đổi nội thất đẹp mắt
Phong cách thiết kế Art Deco là gì? Bật mí cách thay đổi nội thất đẹp mắt

Phong cách Art Deco tập trung vào những khối hình học điển hình trong không gian. Lấy cảm hứng từ chủ nghĩa lập thể để tạo nên phong cách mạnh mẽ, cá tinh và có chút tương đồng với kiến trúc của thời trước.

Dù đã tồn trong nhiều thập kỷ nhưng phong cách Art Deco vẫn giữ nguyên được giá trị. Đây là lựa chọn của nhiều người khi mong muốn có một không gian đậm chất nghệ thuật nhưng không kém phần hiện đại. Art Deco không những không giới hạn sức sáng tạo mà còn tạo điều kiện cho gia chủ thể hiện cá tính riêng biệt.

Những nguồn ảnh hưởng đến phong cách Art Deco là gì?

Ảnh hưởng của những trào lưu, trường phái nghệ thuật đương đại đầu thế kỷ 20

Đầu thế kỷ 20 chứng kiến sự ra đời của các trào lưu nghệ thuật mới như Chủ nghĩa Biểu hiện ở Đức năm 1905, Chủ nghĩa Lập thể và Chủ nghĩa Fauvism ở Pháp năm 1908, Chủ nghĩa Vị lai và Siêu hình ở Ý, và Chủ nghĩa trừu tượng ở Đức năm 1910 sau đó nhanh chóng lan sang các nước khác.

Quan điểm của các trào lưu nghệ thuật mới này đã tác động lên Art Deco ở một số điểm sau.

  • Lập thể : Quan điểm Hình khối của Lập thể
  • Vị Lai : Thể hiện Tốc độ & sức mạnh.
  • De Stijl: Khái niệm về dòng, đường thẳng.
  • Hiện đại: Nhấn mạnh công năng, Hình dáng hình học.
  • Biểu hiện: Ẩn dụ thể hiện một điều gì đó.
  • Art Nouveau: Ý tưởng từ thiên nhiên.
  • Tân cổ điển: Màu sắc và sự phô diễn.

Chịu ảnh hưởng của các trào lưu nghệ thuật này, hình thức kiến trúc Art Deco rất phong phú. Nhấn mạnh hình học trong hình khối công trình như nhấn mạnh hình khối, mặt phẳng, đường nét, hoa văn trang trí được cách điệu theo đường nét hình học. Ở một số quốc gia như Mỹ, sự thể hiện rất rõ ràng trong hình thức kiến trúc, kiến trúc phải thể hiện một chủ đề nhất định, hoặc đối tượng ẩn dụ. Các chủ đề từ thiên nhiên cũng được đưa vào kiến trúc như hoa lá, cây cối, ... nhưng được cách điệu dưới dạng hình học.

Ảnh hưởng của những nền văn minh cổ đại, văn minh bản địa.

Trong thời gian này, quá trình khai thác thuộc địa của các nước đế quốc được đẩy mạnh sau khi các nước thuộc địa được bình định, dẫn đến sự giao lưu văn minh.

Pháp là nước xâm lược và khai thác thuộc địa. Chính phủ Pháp khuyến khích các nhà thiết kế tận dụng các nguồn lực - nguyên liệu thô và lực lượng lao động có tay nghề cao có thể mang về từ các thuộc địa của Pháp ở châu Á và châu Phi. Điều này dẫn đến việc thử nghiệm các vật liệu mới như ngà voi, gỗ ngoại lai từ thuộc địa, các kỹ thuật bản địa như sơn mài, men gốm và các hình thức gợi lên văn hóa bản địa ở các nước thuộc địa. Sức hấp dẫn kỳ lạ của văn hóa bản địa đối với các nhà thiết kế Pháp, lên đến đỉnh điểm là Coloniale Internationale, một cuộc triển lãm quy mô lớn về văn hóa thuộc địa Pháp. được tổ chức ở ngoại ô Paris vào năm 1931.

Năm 1922, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter đã phát hiện ra lăng mộ của pharaoh Tutankhamun của Ai Cập cổ đại.

Sự kiện này đánh thức sự quan tâm của thế giới và tôn vinh các nền văn minh ngoài châu Âu như nền văn minh Ai Cập cổ đại và nền văn minh Ấn Độ như Maya và Aztec, Inca ,,…. Nền văn hóa bí ẩn và kỳ lạ của các nền văn minh cổ đại, đặc biệt là Ai Cập, đã truyền cảm hứng cho các nhà thiết kế đương đại và nó nhanh chóng được đưa vào các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là kiến ​​trúc. Trang trí nghệ thuật sơ khai. Hình thức Sudden được đưa vào kỹ thuật tạo hình của Art Deco. Các biểu tượng cách điệu, các họa tiết trang trí cổ đại của các nền văn hóa Châu Mỹ (Maya, Aztec, Inca), Châu Phi - Ai Cập, (hoa lá, bọ hung và lá cọ, chữ tượng hình ... của văn hóa Ai Cập) được đưa vào tạo hình của Art Deco.

Từ quan điểm tôn vinh các nền văn minh, kiến ​​trúc cổ của các châu lục khác nhau đến quan điểm tôn vinh các nền văn hóa bản địa của kiến ​​trúc Art Deco tạo nên nét riêng cho kiến ​​trúc Art Deco của các châu lục khác nhau. Những khu vực khác nhau.

Ảnh hưởng của Thời đại Công nghiệp, máy móc

Nhiều phát minh mới ra đời, ô tô, máy bay, tàu thủy được chế tạo, đó là thành tựu to lớn của con người thời bấy giờ, nó cũng là nguồn cảm hứng cho kiến trúc Art Deco, những tác phẩm trí tuệ này được cách điệu để trở thành biểu tượng của tác phẩm.

Từ sự cách điệu ban đầu của những cỗ máy này trong giai đoạn đầu của công việc Art Deco, đến giai đoạn thứ hai của Streamline, toàn bộ tòa nhà giống như một cỗ máy, nó phải được tạo hình cho phù hợp. Với quy luật chuyển động của không khí (khí động học) ít cản trở, giảm ma sát với không khí, các góc của tòa nhà thường được bo tròn.

Ngoài ra, trong thời kỳ này, các ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất là các nước như Mỹ đã sản xuất nhiều vật liệu cao cấp như hợp kim, thép, crom, thủy tinh,… Do đó những vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm Art Deco.

Đặc điểm của phong cách kiến trúc Art Deco trong nội thất là gì?

Muốn hiểu rõ về Art Deco thì không thể bỏ qua những đặc điểm của phong cách thiết kế đặc biệt này, bao gồm:

  1. Màu sắc
  2. Chất liệu sử dụng
  3. Chủ đề thường gặp trong phong cách thiết kế Art Deco
  4. Đồ nội thất
  5. Chất liệu vải
  6. Cách lắp sàn
  7. Loại đèn nên sử dụng
  8. Một số phụ kiện
  9. Yếu tố hình học trong phong cách

Màu sắc của phong cách Art Deco ra sao?

Phong cách Art Deco thường hiện lên với những màu đậm có tính tương phản cao. Những gam màu đặc trưng bao gồm vàng, đỏ, xanh lá cây, xanh da trời, hồng pha bạc, kem,… Một ngôi nhà theo phong cách Art Deco thường chỉ sử dụng khoảng 3 đến 4 màu trong xuyên suốt không gian. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các màu sắc tương phản với độ bóng của gỗ và nội thất sơn mài khi thiết kế theo phong cách Art Deco.

Màu xanh nước biển được sử dụng trong phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)
Màu xanh nước biển được sử dụng trong phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)

Chất liệu sử dụng của phong cách Art Deco là gì?

Art Deco mang trong mình sự sang trọng, lộng lẫy phù hợp cho thiết kế biệt thự. Chính vì thế, khi ứng dụng phong cách này bạn không thể bỏ qua những chất liệu như thép không gỉ, thủy tinh, da thú,… Không chỉ dừng lại ở đó, những chất liệu đắt tiền như đá cẩm thạch hay các loại gỗ quý cũng được khai thác tối đa. Mục đích là tăng thêm vẻ đẹp xa hoa, quý phái cho căn phòng.

Các loại gỗ quý là chất liệu được ưa chuộng trong các thiết kế theo phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)
Các loại gỗ quý là chất liệu được ưa chuộng trong các thiết kế theo phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)

Chủ đề thường gặp trong phong cách thiết kế Art Deco là gì?

Chủ đề thường gặp nhất trong phong cách thiết kế Art Deco chính là thiên nhiên. Hình ảnh hoa lá, muông thú được đưa vào trong không gian sống một cách rất tự nhiên nhưng lại đầy tính nghệ thuật. Đôi khi, bạn còn có thể bắt gặp cả những bức ảnh khỏa thân trong căn nhà mang phong cách Art Deco.

Hình ảnh thiên nhiên là một phần tất yếu trong phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)
Hình ảnh thiên nhiên là một phần tất yếu trong phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)

Đồ nội thất của phong cách này có đặc điểm ra sao?

Đồ nội thất của phong cách Art Deco không rườm rà, phức tạp nhưng cũng không mềm yếu, nhẹ nhàng. Chúng mang kiểu dáng đơn giản, mạnh mẽ và không kém phần quyến rũ. Ngoài ra, Art Deco là phong cách nổi bật với những hình khối to lớn. Do đó, bạn có thể thi công nội thất, bàn ghế hay tủ có kích thước lớn để làm điểm nhấn cho căn phòng.

Bên cạnh đó, những món đồ nội thất bằng gỗ quý cũng là ưu tiên số một khi thiết kế theo phong cách Art Deco. Nhờ vậy mà nội thất của phong cách này luôn có một chỗ đứng riêng biệt trong bảng xếp hạng của khách hàng.

Đồ nội thất mang kiểu dáng đơn giản, tinh tế (Ảnh sưu tầm)
Đồ nội thất mang kiểu dáng đơn giản, tinh tế (Ảnh sưu tầm)

Nên dùng chất liệu vải gì?

Vải được sử dụng trong phong cách Art Deco là những loại phải có thiết kế hình học. Trên đó có các điểm nhấn thông qua màu sắc tương phản. Hoặc các mẫu vải có các họa tiết cây lá, chim chóc,…

Vải có họa tiết hình học được ứng dụng trong phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)
Vải có họa tiết hình học được ứng dụng trong phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)

Lắp sàn gì theo phong cách Art Deco chuẩn nhất?

Sàn là một yếu tố quan trọng khi thi công theo phong cách Art Deco. Sàn nhà thường được làm bằng gỗ hay mài khảm hết sức công phu. Người ta thường sử dụng thảm lót sản để tạo điểm nhấn cũng như tăng phần sang trọng cho căn phòng. Hình dáng, chất liệu của thảm được tùy ý lựa chọn theo sở thích cá nhân của gia chủ.

Thảm trải sàn sang trọng, phù hợp với nội thất của căn phòng (Ảnh sưu tầm)
Thảm trải sàn sang trọng, phù hợp với nội thất của căn phòng (Ảnh sưu tầm)

Loại đèn nào nên sử dụng?

Ánh sáng được sử dụng trong kiểu thiết kế này chính là đèn trần, đèn bàn hoặc đèn gắn tường. Chất liệu của đèn trong phong cách Art Deco thường là Crom hoặc pha lê. Ánh sáng màu vàng nhẹ là lựa chọn hàng đầu của phong cách này để mang đến sự ấm áp cho không gian và hài hòa với màu sắc của thiết kế thi công nội thất

Ánh sáng vàng của đèn pha lê giúp căn phòng trở nên ấm cúng (Ảnh sưu tầm)
Ánh sáng vàng của đèn pha lê giúp căn phòng trở nên ấm cúng (Ảnh sưu tầm)

Một số phụ kiện không nên bỏ qua

Phụ kiện là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ phong cách thiết kế nào. Đó là điểm nhấn độc đáo của mỗi căn phòng. Riêng đối với phong cách Art Deco, những phụ kiện cổ từ những năm 1920 – 1930 luôn được ưu tiên. Đó là những bức tượng linh vật, tượng nữ thần hay các biểu tượng mang tính tôn giáo. Những phụ kiện này sẽ tạo sự khác biệt cho căn phòng.

Những biểu tượng độc đáo trong phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)
Những biểu tượng độc đáo trong phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)

Yếu tố hình học trong phong cách này ra sao?

Bên cạnh phụ kiện thì yếu tố hình học cũng là một trong những điều kiện tiên quyết để hình thành phong cách thiết kế nội thất Art DecoNhững họa tiết hình học trên tường, bàn ăn hay từ những đồ vật trang trí là lựa chọn hoàn hảo cho phong cách này. Nhờ đó toát lên được cá tính cá nhân mạnh mẽ bên trong mỗi người.

Những món đồ có hình dáng độc đáo làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)
Những món đồ có hình dáng độc đáo làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)

Một số chủ đề thiết kế nội thất có thể bạn sẽ quan tâm khác:

Phong cách Art Deco trong thiết kế nội thất

Phong cách Art Deco ngày càng được nhiều người lựa chọn trong thi công biệt thự và thi công nhà phố. Dưới đây là một số mẫu thiết kế theo phong cách này để bạn có thể tham khảo.

Phòng khách theo phong cách Art Deco

Phòng khách với tone màu ấm theo kiến trúc Art Deco (Ảnh sưu tầm)
Phòng khách với tone màu ấm theo kiến trúc Art Deco (Ảnh sưu tầm)
Sự phối hợp hoàn hảo giữa sắc xanh và xám trong phòng khách theo phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)
Sự phối hợp hoàn hảo giữa sắc xanh và xám trong phòng khách theo phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)

Mời độc giả tham khảo thêm về:

Phòng ngủ theo phong cách Art Deco

Căn phòng ngủ ấm cúng với các chi tiết trang trí đậm chất Art Deco (Ảnh sưu tầm)
Căn phòng ngủ ấm cúng với các chi tiết trang trí đậm chất Art Deco (Ảnh sưu tầm)
Phòng ngủ hiện đại, đầy đủ tiện nghi theo phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)
Phòng ngủ hiện đại, đầy đủ tiện nghi theo phong cách Art Deco (Ảnh sưu tầm)

Mời độc giả tham khảo thêm về: Phong cách thiết kế phòng ngủ

Phòng bếp theo phong cách Art Deco

Phòng bếp theo phong cách Art Deco thanh lịch (Ảnh sưu tầm)
Phòng bếp theo phong cách Art Deco thanh lịch (Ảnh sưu tầm)
Hình khối phóng khoáng trong phòng bếp của kiến trúc Art Deco (Ảnh sưu tầm)
Hình khối phóng khoáng trong phòng bếp của kiến trúc Art Deco (Ảnh sưu tầm)

Mời độc giả tham khảo thêm về: Phong cách thiết kế bếp

Tổng kết về phong cách thiết kế Art Deco

Art Deco dường như đã vượt ra khỏi những giá trị ban đầu để ngày một tỏa sáng hơn. Sức sáng tạo mãnh liệt trong thiết kế nhà phố đã mang phong cách này trở nên hài hòa với cuộc sống hiện đại. Chính vì thế, phong cách thiết kế nội thất Art Deco đang dần trở thành xu hướng thiết kế trong nhiều năm gần đây.

Hy vọng những nội dung mà 1991 A&D Studio có thể giúp độc giả tìm được mẫu thiết kế nội thất mà mình mong muốn. Chỉ đường đến 1991 A&D Studio!

Phong cách Vintage là gì? Cách ứng dụng vào nội thất

Vintage có thể hiểu là phong cách cổ điển. Phong cách này áp dụng cho trang trí nội thất, thiết kế kiến trúc nhà ở và thời trang cho những người yêu thích phong cách cổ điển. Thể hiện được sự sang trọng và giá trị cho của chủ nhân của họ.

Phong cách nội thất Vintage xuất hiện từ giữa thế kỷ XX và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Những căn nhà được thiết kế theo phong cách này mang đậm chất cổ kính. Trong những năm gần đây, phong cách Vintage đang trở thành xu hướng trong thi công nội thất.

Vintage là gì?

Sau này, từ vintage được mặc định là một từ có nghĩa là “cổ kính”, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: thời trang, nội thất, nhiếp ảnh, đồ họa,… Có thể nói phong cách vintage là phong cách của ký ức, của dấu thời gian.

Những mẫu nhà cổ điển hiện đại nếu kết hợp với phong cách vintage có thể nói là một sự kết hợp tuyệt vời. Thể hiện sự sang trọng cho gia chủ nhưng không làm mất đi vẻ cổ điển của ngôi nhà.

Phong cách Vintage trong thiết kế nội thất là gì?

Phong cách thiết kế nội thất Vintage là phong cách áp dụng các đặc điểm, chất liệu, đồ nội thất và màu sắc trang trí đậm chất VintagePhong cách thiết kế Vintage được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ thời trang, đồ họa cho tới nội thất. Đây là phong cách mang đậm dấu ấn của thời gian và hoài niệm.
Phong cách Vintage là gì? Cách ứng dụng vào nội thất

Đặc biệt, Vintage được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế biệt thự đẹp.

Nội thất vintage được thể hiện ở sự nhẹ nhàng và mộc mạc. Đó là nét riêng không có phong cách nào nhầm lẫn được.

Nếu bạn đang muốn thiết kế nội thất nhà ở vừa cổ điển vừa hiện đại thì vintage là phong cách bạn không nên bỏ qua. Vì nó sẽ làm cho bạn thấy sự hài lòng nhất vì đã chọn phong cách này.

Phong cách Vintage trong thiết kế nội thất được hiểu là sự pha trộn giữa hiện đại và cổ điển. Những món đồ cũ như bàn ghế, chùm đèn cổ,… kết hợp cùng những thiết bị hiện đại như máy tính, đồ da dụng,…Sự pha trộn này đã tạo nên một không gian hài hòa, độc đáo.

Lịch sử hình thành nên phong cách vintage

Phong cách nội thất Vintage xuất hiện từ giữa thế kỷ XX và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Những căn nhà được thiết kế theo phong cách này mang đậm chất cổ kính. Trong những năm gần đây, phong cách Vintage đang trở thành xu hướng trong thi công nội thất.

Đặc điểm của phong cách vintage

Vintage nổi tiếng trong 2 lĩnh vực thời trang và trang trí. Thiết kế theo phong cách cổ điển làm cho khách hàng cảm thấy được quay lại những thập niên 80, 90. Trong lĩnh vực thiết kế nội thất thì vintage là phong cách được ưa chuộng nhất. Vintage giúp tôn lên không gian cổ điển nhưng không kém phần tinh tế và sang trọng.

Đồ dùng

Nội thất được dùng để thiết kế phải mang nét cổ điển hoặc cổ điển hoàng gia. Đây là dấu ấn độc đáo nhất trong thiết kế phong cách vintage. Đồ càng cổ điển thì càng tôn nên phong cách vintage. Đặc biệt là các đồ dùng của thời đại trước như đèn chùm cũ, bàn ghế theo phong cách hoàng gia, dòng tranh xưa cũ, lọ hoa,…

Màu sắc

Các màu sắc thường được sử dụng trong nội thất vintage là những tông màu nhẹ nhàng. Với các màu truyền thống như màu trắng, xanh dương, hồng nhạt, màu nude thường được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất. Nội thất vintage chia làm 2 loại:

  • Phong cách Mid Century Modern xuất hiện từ những năm 1930 – 1960 với những gam màu ấn tượng
  • Phong cách Art Deco Vintage xuất hiện từ năm 1920 – 1940 với những gam màu trung tính và nhẹ nhàng như màu trắng, xanh dương,…

Phong cách vintage mang lại nét hoài cổ nhưng không thể hiện sự bí bách và cứng nhắc của phong cách truyền thống. Mà nó được thể hiện theo sự hiện đại và pha chút cổ điển làm tăng lên sự sang trọng của ngôi nhà.

Phong cách nội thất Vintage ưa chuộng những màu sắc nhẹ nhàng. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách nội thất Vintage ưa chuộng những màu sắc nhẹ nhàng. (Ảnh sưu tầm)

Tuy nhiên, trong xuống hướng thiết kế nội thất chung cư hiện đại, phong cách nội thất Vintage ngày càng có nhiều mang sắc để bạn lựa chọn hơn. Các kiến trúc sư đã sử dụng nhiều gam màu mới lạ như màu nâu, xanh,… Nhờ đó không gian vẫn đảm bảo được tinh thần của phong cách Vintage nhưng không nằm ngoài xu hướng thiết kế của thời đại.

Yếu tố trang trí

Phong cách nội thất vintage thể hiện qua việc trang trí một 1 số vật dụng. Chăn ga, gối, giấy dán tường, đồng hồ cổ,… Các đồ vật đều toát lên sự cổ xưa nhưng không kém phần tinh tế nhẹ nhàng. Nếu bạn muốn thiết kế ngôi nhà mang đậm phong cách cổ điển. Thì không thể bỏ qua thảm trải sàn, sàn gỗ vừa toát lên sự sang trọng còn mang đậm cổ điển. Chính sự kết hợp các vật dụng với nhau tạo nên một không gian hài hòa. Mọi thứ đều mang màu sắc vintage một cách hoàn hảo nhất.

Nội thất được bố trí hợp lý trong phong cách Vintage (Ảnh sưu tầm)
Nội thất được bố trí hợp lý trong phong cách Vintage. (Ảnh sưu tầm)

Không có bất kỳ giới hạn nào về số lượng đồ vật được sử dụng trong kiểu thiết kế nội thấy cao cấp này miễn sao bạn bố trí mọi thứ hợp lý. Đừng nên cho quá nhiều đồ vật vào trong không gian một cách thừa thãi. Khi đó, căn phòng sẽ trở nên lộn xộn chẳng khác nào một mớ hỗn độn.

Chất liệu

Chất liệu được sử dụng trong phong cách Vintage khá đa dạng. Tuy nhiên, khi thiết kế nội thất căn hộ thao phong cách này bạn không được bỏ qua những chất liệu điển hình như gỗ, vải voan, thảm trải sàn, giấy dán tường họa tiết hoa lá,... Nếu không căn phòng sẽ mất đi một phần sự cổ điển, lãng mạn cần có. Nhờ có những chất liệu đó mà phong cách nội thất Vintage mới giữ được vẻ đẹp mộc mạc, giản dị.

Những bức tường được dán hoa lá trong phong cách Vintage. (Ảnh sưu tầm)
Những bức tường được dán hoa lá trong phong cách Vintage. (Ảnh sưu tầm)

Các trường phái trong phong cách thiết kế Vintage

9+ phong cách thiết kế Vintage nổi bật mà bạn nhất định không thể bỏ qua:

  1. Art deco
  2. Art Nouveau
  3. Vintage badges
  4. Letterpress
  5. Mid-century Modern
  6. Punk
  7. Steampunk
  8. Atomic age
  9. Swiss Style
  10. Vaporwave

Phong cách thiết kế Vintage – Art deco

Trường phái Art Deco phát triển rực rỡ trong những năm 1920 và 1930. Lối kiến trúc tân thời, nhân tạo của kiểu thiết kế này đã nhận được sự đón nhận của đông đảo giới kiến trúc sư và người dân. Đặc điểm của Art Deco là những hình khối đối xứng, được lý tưởng hóa bởi con người.

Bảng màu của trường phái này thường rất hạn chế. Dấu hiệu rõ nét nhất để nhận biết trường phái Art Deco chính là những hình khối lớn, đối xứng và mang tính hình tượng cao.

Kiến trúc Art Deco mang tính hình tượng cao (Ảnh sưu tầm)
Kiến trúc Art Deco mang tính hình tượng cao. (Ảnh sưu tầm)

Mời độc giả tìm hiểu thêm về phong cách thiết kế Art Deco!

Phong cách thiết kế Vintage – Art Nouveau

Art Nouveau ra đời từ cuối thế kỷ XIX và phát triển huy hoàng cho tới những năm 1910 của thế kỷ XX. Lối thiết kế Art Nouveau tập trung vào sự cách điệu của những đường cong, chi tiết phức tạp, lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Vẻ đẹp tự nhiên chính là giá trị cốt lõi của trường phái này thay vì những sắp đặt có chủ đích. Art Nouveau là sự tổng hòa của những họa tiết đẹp mắt.

Art Nouveau tập trung vào sự cách điệu của đường cong (Ảnh sưu tầm)
Art Nouveau tập trung vào sự cách điệu của đường cong. (Ảnh sưu tầm)

Mời độc giả tìm hiểu thêm về phân biệt phong cách thiết kế Art Deco và Art Noveau!

Phong cách thiết kế Vintage – Vintage badges

Trường phái Vintage badges gắn liền với những chiếc huy hiệu và tem cổ điển. Những đồ vật tưởng chừng như chỉ xuất hiện trong quá khứ đã quay trở lại và nhắc nhở về ký ức xưa cũ. Các tác phẩm cổ điển lần lượt được tái hiện trên chất liệu giấy, kim loại.

Những mẫu logo được thiết kế dưới dạng huy hiệu ngày càng trở nên phổ biến. Các sản phẩm theo trường phái Vintage badges khơi gợi niềm cảm xúc về một thời huy hoàng vào giai đoạn giao thoa giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX.

Phong cách thiết kế Vintage – Letterpress

Các tác phẩm theo trường phái Letterpress có thiết kế giống hệt như những tờ rơi quảng cáo của ngày xưa. Dù có vô số các biến thể tuy nhiên đặc điểm thiết kế thi công nội thất cơ bản vẫn được duy trì xuyên suốt. Những ấn phẩm này thường sử dụng bảng màu và kiểu chữ đơn giản. Bên cạnh đó, người ta còn ứng dụng những kỹ thuật như in cán mờ, in ép nổi,… để làm tăng thêm chiều sâu cho sản phẩm.

Phong cách thiết kế Vintage – Mid-century Modern

Trường phái Mid-century Modern được phát triển theo hướng hiện đại so với thời kỳ bấy giờ là những năm 1950. Đặc trưng của lối kiến trúc Mid-century Modern là sử dụng những đường nét rõ ràng cùng những đường cong nhẹ.

Sự kết hợp này giúp cho công trình trở nên mềm mại hơn. Ngoài ra, phong cách này còn có sự gắn kết hài hòa với thiên nhiên. Chính vì thế, những khung cửa sổ lớn rất được ưa chuộng trong các thiết kế Mid-century Modern.

Trường phái Mid-century Modern phát triển theo xu hướng hiện đại (Ảnh sưu tầm)
Trường phái Mid-century Modern phát triển theo xu hướng hiện đại. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách thiết kế Vintage – Punk

Trong những năm 70 của thế kỷ XX, Punk Rock được coi thể loại nhạc thịnh hành. Các thiết kế trong giai đoạn này cũng chịu ảnh hưởng từ âm nhạc. Trường phái Punk tạo cho con người ta cảm giác bứt phá, nổi loạn với những đường nét xù xì cùng màu sắc có độ tương phản cao và hình ảnh đầy phá cách. Do đó, trường phái này phù hợp với những người muốn khẳng định cá tính cá nhân.

Phong cách Punk chịu ảnh hưởng từ âm nhạc cùng thời kỳ. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Punk chịu ảnh hưởng từ âm nhạc cùng thời kỳ. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách thiết kế Vintage – Steampunk

Thật khó để có thể tìm ra được từ ngữ nào diễn đạt được trọn vẹn ý nghĩa của Steampunk. Trường phái Steampunk thể hiện những hình dung về tương lai dưới góc nhìn của những người sống ở thế kỷ XIX, XX.

Có thể hiểu Steampunk là sự pha trộn cấu trúc hoài cổ với tương lai. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở việc gom hàng loạt các linh kiện cũ vào trong một thiết bị hiện đại. Steampunk đòi hỏi việc xác lập phong cách và chức năng của một đối tượng cụ thể với vật liệu có kết cấu đặc biệt.

Steampunk là việc tái hiện những hình ảnh về tương lai trong kiến trúc. (Ảnh sưu tầm)
Steampunk là việc tái hiện những hình ảnh về tương lai trong kiến trúc. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách thiết kế Vintage – Atomic age

Atomic age là cái nhìn lạc quan của thập niên 50, 60 của thế kỷ trước về tương lai. Đó còn là khát vọng chinh phục vũ trụ, vươn tới không gian rộng lớn. Các thiết kế theo trường phái Atomic age thường lạc quan, hài hước và không quên nhắc lại những xu hướng trong quá khứ.

Phong cách thiết kế Vintage – Swiss Style

Swiss Style còn được gọi là phong cách quốc tế. Trường phái Swiss Style được bắt nguồn từ Thụy Sĩ trong những năm 1940 – 1950. Các tác phẩm Swiss style gây ấn tượng mạnh cho người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ngay tại thời điểm cực thịnh, các thiết kế chuẩn Swiss style được ưa chuộng ở cả Nga, Hà Lan và Đức.

Swiss Style mang đến những công trình độc đáo. (Ảnh sưu tầm)
Swiss Style mang đến những công trình độc đáo. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách thiết kế Vintage – Vaporwave

Bìa album nhạc Floral Shoppe là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất của trường phái Vaporwave. Thiết kế Vaporwave đã trở thành huyền thoại với bức tượng Helios, Nhật ngữ trên nền hồng ấn tượng.

Khởi đầu của Vaporwave gắn liền với thể loại nhạc hòa tấu mang hơi hướng của thập niên 1980, 1990. Đứng trên phương diện thiết kế, trường phái này là tổng hòa của các tông màu pastel nhẹ nhàng, các vector hình khối và những chi tiết nhuốm màu ký ức xưa.

Khi nào chúng ta nên sử dụng các thiết kế Vintage?

Những thiết kế Vintage thường gắn liền với những ký ức hoài niệm về quá khứ. Do đó, thời điểm thích hợp để sử dụng phong cách Vintage là khi gia chủ đã thân thuộc với kiểu phong cách này. Có thể bạn thích check-in tại các không gian Vintage nhưng không có nghĩa bạn sẽ thích nhìn không gian xung quanh mình theo phong cách này mọi ngày.

Phong cách Vintage giúp làm nổi bật đặc tính của sản phẩm. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Vintage giúp làm nổi bật đặc tính của sản phẩm. (Ảnh sưu tầm)

Thiết kế theo phong cách Vintage còn có thể làm nổi bật những tính năng đặc sắc của sản phẩm. Chẳng hạn như sản phẩm được sản xuất thủ công theo công thức gia truyền. Đây là nguyên nhân khiến thiết kế Vintage phù hợp với những sản phẩm thủ công hoặc mang tính chất gia truyền.

Việc những thương hiệu đã có tuổi thọ lâu năm trên thị trường ứng dụng phong cách Vintage như một lời khẳng định về vị trí của họ trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, việc đột ngột thay đổi nhận diện thương hiệu về với hoài cổ đôi khi sẽ khiến mất đi một lượng lớn khách hàng. Bởi họ đã quá quen thuộc với hình ảnh cũ của sản phẩm, việc làm mới đi khiến họ cảm thấy xa lạ.

Trong kinh doanh, người ta chỉ sử dụng phong cách Vintage khi khách hàng thật sự thân thiết với thương hiệu của họ.

Ý tưởng trang trí nội thất phong cách Vintage độc đáo

Trang trí nhà ở theo phong cách Vintage hiện đại

Trang trí nhà theo phong cách nội thất Vintage hiện đại đã được nhiều gia đình lựa chọn. Bởi mỗi cá thể đều mang trong mình những mảnh ghép của vòng tròn thời gian. Họ yêu cái yên bình, nhẹ nhàng của quá khứ nhưng cũng thích những công năng, tiện ích của sản phẩm hiện đại.

Vậy thì tại sao lại không thử kết hợp những điều cũ kỹ và hiện đại lại với nhau? Sự hòa trộn giữa hai phong cách này đem đến một làn gió mới cho không gian nhà chung cư đẹp hơn.

Phong cách Vintage hiện đại mang đến một làn gió mới (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Vintage hiện đại mang đến một làn gió mới. (Ảnh sưu tầm)

Trang trí nhà ở theo phong cách Vintage cổ điển

Căn nhà được trang trí theo phong cách nội thất Vintage cổ điển luôn hiện lên với những kỷ niệm của một thời đã xa. Với những món đồ nội thất Vintage trên nền những gam màu đậm chất cổ điển sẽ mở ra một không gian ấm cúng và bình yên. Bên cạnh đó, những vật dụng hiện đại nhưng có vẻ ngoài cổ điển cũng được đưa vào bên trong một cách rất tự nhiên. Từ đó tạo nên sự hài hòa giữa các vật thể trong căn phòng.

 

Phong cách Vintage cổ điển ấm áp với những món đồ cũ. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Vintage cổ điển ấm áp với những món đồ cũ. (Ảnh sưu tầm)

Thả hồn vào vẻ đẹp của phong cách Vintage trong decor nội thất

Sau đây, 1991 A&D Studio xin giới thiệu đến bạn đọc các mẫu thiết kế chung cư đẹp, các thiết kế nhà phố áp dụng phong cách Vintage nhé!

Căn phòng theo phong cách Vintage được bài trí đầy ấn tượng. (Ảnh sưu tầm)
Phong cách nội thất Vintage ưa chuộng chất liệu gỗ tự nhiên. (Ảnh sưu tầm)
Phòng ngủ theo phong cách Vintage đơn giản, ấm cúng. (Ảnh sưu tầm)
Sự pha trộn hài hòa giữa hiện đại và Vintage trong phòng bếp. (Ảnh sưu tầm)

Phong cách Vintage tái hiện lại những đường nét xưa. (Ảnh sưu tầm)

Các phong cách thiết kế nội thất

Như vậy, phong cách nội thất Vintage như một cuộn băng chứa đầy hình ảnh về những năm tháng xưa. Việc kết hợp giữa cổ điển và hiện đại đã mang đến một làn gió mới cho thi công biệt thự. Chắc chắn xu hướng thiết kế nhà ở theo phong cách thiết kế Vintage sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới. Chỉ đường đến 1991 A&D Studio!

Một số chủ đề mà độc giả không nên bỏ qua:

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

Phong cách kiến trúc tối giản Minimalism trong thiết kế nội thất

Phong cách tối giản (tiếng anh là Minimalism Style) là một trong những phong cách có ảnh hưởng nhất hiện nay. Rất có thể bạn đã là một fan của Minimalism từ lâu mà thậm chí bạn còn không nhận ra điều đó.

Phong cách thiết kế tối giản đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước và được giới chuyên môn đánh giá cao. Mặc dù tối giản hóa mọi thứ nhưng phong cách Minimalism vẫn giữ được sự hài hòa trong từng chi tiết. Chính vì thế, phong cách thiết kế tối giản ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong thi công nội thất.

Phong cách nội thất tối giản – Minimalism là gì?

Phong cách thiết kế nội thất tối giản là phong cách bố trí càng ít đồ đạc trong phòng càng tốt.

Giống như ý nghĩa của tên gọi, phong cách tối giản hiện đại chắc chắn không đại diện cho phong cách xa hoa và cũng không phải là sự thiếu hụt trong thiết kế.

Phong cách kiến trúc tối giản Minimalism trong thiết kế nội thất
Phong cách kiến trúc tối giản Minimalism trong thiết kế nội thất

Minimal chính là sự kế thừa sau 60 năm của phong trào nghệ thuật Bauhausphong cách tối giản đã tiếp nối con đường của những nghệ sĩ bác bỏ sự lãng phí và các xu hướng trang trí cao cấp trong quá khứ.

Là người đam mê phong cách thiết kế Minimalism, bạn có thể bỏ đi bao nhiêu thứ trong không gian của mình (tranh, vật dụng, đồ nội thất…) mà không làm mất đi bản chất và mục đích cần có?

Bài viết có thể liên quan mà bạn nên xem qua: Phong cách thiết kế hiện đại

Phong cách Minimalism trong kiến trúc như thế nào?

Kiến trúc sư tài năng người Đức Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) là cha đẻ của phong cách thiết kế tối giản. Ông là người đã đặt nền móng cho kiến trúc tối giản với không gian đơn giản, tinh tế. Thông qua việc sử dụng những mặt phẳng, đường thẳng,… để tạo nên điểm nhấn cho không gian.

Phong cách Minimalism trong kiến trúc tập trung vào giá trị của không gian. Bằng cách tạo lập không gian chiết khúc, hướng đến sự thoáng đãng và tận dụng tối đa ánh sáng. Chủ đích của kiến trúc sư là tạo nên cảm xúc từ không gian thay vì nội thất. Điều này cũng khiến cho nhiều người có quan niệm chưa chính xác về Minimalism. Khi chỉ quan sát từ bên ngoài, họ cho rằng lối kiến trúc này khô cứng, đơn điệu. Tuy nhiên, nếu tư duy góc độ thẩm mỹ thì bạn mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đặc sắc của phong cách thiết kế nội thất cao cấp Minimalism.

Phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất là gì?

Phong cách thiết kế tối giản hấp dẫn bởi sự đơn giản nhưng đầy tinh tế. Nội thất Minimalism lược bỏ đi những đường nét không cần thiết, hạn chế tối đa các chi tiết. Và giữ lại những đặc điểm ý nghĩa nhất nhằm tạo ra không gian hài hòa.
Phong cách Minimalism mang đến sự hài hòa trong thiết kế (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Minimalism mang đến sự hài hòa trong thiết kế (Ảnh sưu tầm)

Nội thất tối giản đã vô cùng thịnh hành ở châu Âu trong suốt nhiều thập kỷ qua. Phong cách này đã chinh phục được cái nôi của nền kiến trúc thế giới. Không những thế Minimalism còn ảnh hưởng trực tiếp đến các xu hướng nội thất của các nước Bắc Âu và lan rộng đến châu Mỹ. Còn ở châu Á, Nhật Bản là nơi đầu tiên ứng dụng kiến trúc tối giản trong thi công nhà phố. Nơi đây được xem là bậc thầy trong phong cách thiết kế nhà phố tối giản. Người ta có thể dễ dàng bắt gặp kiến trúc này trong các công trình đương đại lẫn truyền thống của đất nước mặt trời mọc.

Nội dung liên quan có lẽ bạn sẽ quan tâm:

Những đặc điểm chính làm nên phong cách tối giản là gì?

Khi nhắc đến phong cách tối giản trong thiết kế nội thất chung cư, người ta sẽ nghĩ ngay tới:

  1. Less is more – Ít là nhiều
  2. Sự hạn chế về màu sắc
  3. Sử dụng ánh sáng trong thiết kế tối giản
  4. Sử dụng các đồ nội thất
  5. Trang trí phong cách thiết kế tối giản
  6. Phong cách dành cho người yêu thích tự do

Cụ thể như sau, mời độc giả của 1991 A&D Studio tìm hiểu thêm:

Less is more – Ít là nhiều

Ludwig Mies van der Rohe đã đề ra nguyên tắc “Less is more – Ít là nhiều” cho phong cách tối giản. Tinh thần tối giản được xuyên suốt trong toàn bộ công trình. Họ sẽ giản lược tuyệt đối các chi tiết không cần thiết. Khi đó, những món đồ nội thất đa năng sẽ được ưu ái hơn cả. Chúng phải thực hiện được nhiều chức năng khác nhau, trở thành trợ thủ đắc lực cho gia chủ.
Nên loại bỏ những đồ vật không cần thiết để tạo không gian thoáng đãng (Ảnh sưu tầm)
Nên loại bỏ những đồ vật không cần thiết để tạo không gian thoáng đãng (Ảnh sưu tầm)

Sự hạn chế về màu sắc

Một điểm đặc biệt của phong cách thiết kế tối giản chính là sự hạn chế về màu sắc. Màu trắng là lựa chọn rất tốt cho một phòng ở tối giản, kết hợp với màu kem và các sắc thái tự nhiên khác.

Thêm một màu sáng có thể là một sự liên hệ rất hiệu quả, nhưng cố gắng đừng để cho nó quá cực đoan. Hãy thử tạo bức tường khác biệt hoặc sơn màu khác ở các khu vực nhỏ, chẳng hạn như hốc tường.

Nếu bạn đang lo lắng về sự lựa chọn màu sắc có thể gây xung đột, hãy chọn màu xám nhạt, màu vàng hoặc nâu thay vì màu trắng.

Tổng thể ngôi nhà không nên sử dụng quá nhiều màu, tốt nhất là chỉ có ba màu để làm màu nền, màu chủ đạo và màu điểm nhấn. Người ta thường ưu tiên những gam màu trung tính trong sơn tường để làm bức nền hoàn hảo cho nội thất chung cư. Từ đó làm nổi bật lên những đường nét tinh tế của chúng. Chính sự tương phản về màu sắc giữa màu tường và màu đồ nội thất đã làm nên nét đặc trưng riêng biệt của Minimalism.

Sử dụng ánh sáng trong thiết kế tối giản

Với phong cách thiết kế tối giản, người kiến trúc sư luôn muốn nhấn mạnh tới việc sử dụng ánh sáng như một phần thiết kế. Nếu như biết cách tận dụng ánh sáng thì có thể đem lại hiệu ứng thị giác mạnh mẽ.

Đảm bảo căn phòng của bạn đủ ánh sáng nhưng không quá chói để giúp căn phòng của bạn trông thoáng mát và thư giãn. Việc sử dụng đèn sàn, đèn mặt dây, đèn led hay đèn chiếu điểm có thể tạo cho bạn cảm giác thoải mái với một căn phòng tối giản, giống như cảm giác chạm vào các chi tiết trang trí cũng như chạm vào chính nội thất.

Ánh sáng được tận dụng tối đa trong các thiết kế tối giản (Ảnh sưu tầm)
Ánh sáng được tận dụng tối đa trong các thiết kế tối giản (Ảnh sưu tầm)

Sử dụng các đồ nội thất

Trong phong cách thiết kế tối giản, đồ nội thất sẽ được hạn chế tối đa. Những món đồ được chọn thường mang hơi hướng của phong cách hiện đại. Chúng sẽ có thiết kế đơn giản nhưng vô cùng tinh tế. Nhờ đó mà căn nhà trở nên ấn tượng và nổi bật hơn.

Trang trí phong cách thiết kế tối giản

Phong cách thiết kế tối giản được ứng dụng không chỉ trong nhà ở mà văn phòng làm việc cũng có thể sử dụng. Đặc điểm đơn giản, gọn gàng và ngăn nắp của Minimalism rất phù hợp với môi trường công sở. Cùng với xu hướng mang ánh sáng tự nhiên vào trong nhà nên phong cách thiết kế tối giản được các nhà đầu tư rất ưa chuộng.

Đầu tư vào đồ nội thất tối giản phù hợp với căn phòng của bạn. Nếu bạn có nhiều đồ, hãy cân nhắc thiết kế một chiếc tủ lớn để có thể đặt mọi thứ vào bên trong. Mục tiêu của các thiết kế hình học rõ ràng là để tăng cường chức năng và cố gắng tránh làm đầy phòng của bạn.

Phong cách dành cho người yêu thích tự do

Không sai khi nói rằng Minimalism không đơn thuần chỉ là một phong cách thiết kế. Bởi vì, đằng sau đó là phong cách của người chủ căn nhà. Họ thể hiện rõ cá tính của mình qua từng món đồ, màu sắc trong không gian sống.

Nội dung có lẽ bạn sẽ quan tâm:

Xu hướng thiết kế phong cách tối giản Minimalism mới nhất

Phòng khách được tối giản nhưng vẫn đẹp cuốn hút

Minimalism là phong cách được nhiều gia đình lựa chọn. Lý do chính là bởi sự tối giản trong thiết kế đem đến cho không gian sống vẻ đẹp hiện đại, tinh tế. Nội thất trong phòng khách được tối giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi. Nhờ vậy mà không gian được mở rộng ra rất nhiều.

Bài viết có lẽ bạn sẽ quan tâm: Phong cách thiết kế phòng khách

Phòng khách rộng rãi theo phong cách thiết kế tối giản (Ảnh sưu tầm)
Phòng khách rộng rãi theo phong cách thiết kế tối giản (Ảnh sưu tầm)

Phòng ngủ có phong cách thiết kế nội thất tối giản

Phòng ngủ theo phong cách thiết kế tối giản chỉ giữ lại những món đồ cơ bản. Nó thực hiện mục đích chính của căn phòng là tạo không gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Bài viết có thể bạn sẽ quan tâm: Phong cách thiết kế phòng ngủ

Phòng ngủ đơn giản nhưng vô cùng ấm cúng (Ảnh sưu tầm)
Phòng ngủ đơn giản nhưng vô cùng ấm cúng (Ảnh sưu tầm)

Nhà bếp, phòng ăn mang phong cách nội thất tối giản

Không gian nhà bếp đơn giản giúp cho căn phòng trở nên sạch sẽ, gọn gàng hơn rất nhiều. Các vật dụng nhà bếp ngày càng đa dạng nhưng bạn cần xác định được món đồ cần thiết cho gia đình mình. Phân biệt rõ chức năng của từng thiết bị để tránh việc mua quá nhiều đồ vật có cùng công năng.

Tìm hiểu thêm: Phong cách thiết kế phòng bếp

Phòng bếp được tối ưu hóa công năng (Ảnh sưu tầm)
Phòng bếp được tối ưu hóa công năng (Ảnh sưu tầm)

Phòng tắm có phong cách tối giản sáng tạo

Đã tối giản toàn bộ không gian sống thì không có thể bỏ qua phòng tắm được. Hãy đảm bảo rằng nhà tắm là nơi bạn có thể trút bỏ những muộn phiền sau một ngày làm việc vất vả thay vì bị rối mắt bởi những vật dụng vô nghĩa.

Phòng tắm tinh tế với đầy đủ đồ nội thất (Ảnh sưu tầm)
Phòng tắm tinh tế với đầy đủ đồ nội thất (Ảnh sưu tầm)

Cách lên ý tưởng trang trí phòng theo phong cách tối giản

Khi lên ý tưởng cho thiết kế nội thất căn hộ phong cách Minimalism bạn cần lưu ý đến:

  1. Màu sắc
  2. Tường
  3. Trang trí và ánh sáng

Chi tiết cách lên ý tưởng cho phong cách thiết kế nội thất tối giản như sau:

Màu sắc

Màu sắc được ưa dùng trong phong cách thiết kế tối giản là những gam màu trung tính. Các màu sắc điển hình là trắng, kem, xám,… Khi kết hợp những mảng màu này với màu sáng hơn sẽ tạo nên được điểm nhấn cho căn phòng. 

Những gam màu trung tính được ưa chuộng trong thiết kế Minimalism (Ảnh sưu tầm)
Những gam màu trung tính được ưa chuộng trong thiết kế Minimalism (Ảnh sưu tầm)

Tường

Các bức tường trong kiến trúc Minimalism thường được sơn phẳng, bóng mịn. Người ta không sử dụng giấy dán tường hay bất kỳ hoa văn gì. Đồ vật được trang trí nhiều nhất trên đó là những bức tranh khổ lớn hay gương với kích thước lớn. Tuyệt đối nên tránh những bức tranh nhỏ vì sẽ làm cho căn phòng trở nền rối mắt. 

Những bức tường tối giản với sơn bóng mịn (Ảnh sưu tầm)
Những bức tường tối giản với sơn bóng mịn (Ảnh sưu tầm)

Trang trí

Những món đồ nội thất có sự đơn giản là ưu tiên số một khi lựa chọn đồ trang trí cho phong cách thiết kế tối giản. Những chiếc tủ lớn để lưu trữ đồ đạc là một ý tưởng không tồi giúp cho không gian trở nên thoáng đãng hơn.

Đồ nội thất đơn giản được lựa chọn trong công trình theo hướng tối giản (Ảnh sưu tầm)
Đồ nội thất đơn giản được lựa chọn trong công trình theo hướng tối giản (Ảnh sưu tầm)

Ánh sáng

Đảm bảo đủ ánh sáng cho căn phòng là một yếu tố quan trọng trong thiết kế Minimalism. Căn phòng đúng chuẩn tối giản sẽ không có quá nhiều hay quá ít ánh sáng mà phải hòa hợp với không gian. Bên cạnh ánh sáng tự nhiên thì ánh sáng nhân tạo từ đèn led, đèn trần cũng là một lựa chọn hoàn hảo. 

Ánh sáng tự nhiên tạo hiệu ứng tốt cho căn phòng mang phong cách tối giản (Ảnh sưu tầm)
Ánh sáng tự nhiên tạo hiệu ứng tốt cho căn phòng mang phong cách tối giản (Ảnh sưu tầm)

Bạn có hào hứng khi thấy những lợi thế của việc có một căn phòng tối giản gọn gàng?

Dọn dẹp đống lộn xộn và bắt đầu tạo ra một ngôi nhà thư giãn mà bạn yêu thích. Tối giản không có nghĩa là khô khan, trống rỗng hay lạnh lùng. Nó chỉ là một cách tiếp cận cân bằng và gọn gàng hơn cho thiết kế nội thất.

Nếu bạn đang đối mặt với mớ hỗn độn và nó khiến bạn thất vọng. Tại sao không tham khảo một số thiết kế tối giản để cung cấp cho bạn một số cảm hứng ngay hôm nay?

Như vậy, phong cách tối giản đã mang đến một không gian hiện đại, tinh tế. Không chỉ với chung cư, thiết kế biệt thự cũng rất ưa chuộng phong cách tối giản. Đặc biệt đối với những căn nhà có diện tích hạn chế thì phong cách này là một sự lựa chọn hoàn hảo.

Nội dung liên quan mà bạn đọc có thể tham khảo thêm:

Long Phát CNC: Cung cấp máy chế biến gỗ chất lượng cao

Các sản phẩm Long Phát CNC cung cấp được ưu chuộng nhất hiện nay:  Máy Dán Cạnh ,  Máy CNC trung tâm CNC ,  Máy Ép Cao Tần ,  Máy Cưa Panel ...