Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

Bật mí phong cách thiết kế phục hưng trong nội thất

Nội thất cổ điển Phục Hưng (tiếng anh là Renaissance) là một phong cách thiết kế nội thất phát triển hưng thịnh từ thể kỷ 15 cho đến thế kỷ 17. Hãy cùng 1991 A&D Studio tìm hiểu thêm về phong cách thiết kế phục hưng độc đáo trong thi công nội thất và thi công nhà phố này nhé!

Phong cách thiết kế Phục Hưng là sự sáng tạo vượt bậc của những người kiến trúc sư tài ba. Một trường phái nghệ thuật đạt đến tầm cao cả về hình thức lẫn nội dung. Đó không đơn thuần chỉ là những công trình xây dựng mà còn là tuyệt tác của nhân loại.

Nội thất cổ điển Phục Hưng là gì?

Thiết kế nội thất cổ điển Phục Hưng (tiếng anh là Renaissance) là cuộc cách mạng phát triển rất mạnh từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17. Đây là mốc đánh dấu sự hồi sinh trong văn hóa kiến trúc thời kỳ cổ đại với các ảnh hưởng của thời kỳ này đến khoa học, văn học, xã hội, cuộc sống của tầng lớp thượng lưu và sự phát triển của con người, đậm sự tự do cá nhân, ngược lại với chế độ đẳng cấp của thời kỳ trung cổ. 

Phong cách thiết kế kiến trúc thời kỳ Phục Hưng theo sau kiến trúc Gothic và được kế tục bởi kiến trúc Baroque. Phát triển đầu tiên tại Florence, với Filippo Brunelleschi là một trong những người kiến tạo, phong cách thời Phục Hưng nhanh chóng lan sang các thành phố khác của Ý. Sau đó, nó lan rộng đến Pháp, Đức, Anh, Nga và các bộ phận khác của châu Âu vào những thời điểm khác nhau và với mức độ tác động khác nhau.

Ngày nay văn hóa Phục Hưng còn được sử dụng trong thiết kế biệt thự bởi rất ít người thực sự yêu thích phong cách này. Thế nhưng, các kiến trúc sư hiện nay rất khó để tái hiện chính xác phong cách này.

1991 A&D Design

Các đặc điểm của nội thất cổ điển Phục Hưng là gì?

Với mục đích loại bỏ giá trị thiết kế Gothic và phục dựng lại những giá trị La Mã, phong cách thiết kế nội thất cổ điển Phục Hưng mang một số đặc điểm sau:

  • Mặt tiền
  • Cung
  • Vòm
  • Cột và trụ
  • Trần nhà
  • Mái vòm
  • Cửa ra vào
  • Cửa sổ
  • Tường
  • Các chi tiết và hoa văn trong thiết kế nội thất

Mặt tiền của phong cách thiết kế Phục Hưng ra sao?

Các mặt bằng của tòa nhà thời Phục Hưng có một hình vuông, hình dạng đối xứng. Trong đó tỷ lệ này thường dựa trên một mô-đun. Trong một nhà thờ, các mô-đun thường là chiều rộng của một lối đi. Toà nhà đầu tiên để chứng minh điều này là St. Andrea tại Mantua bởi Alberti.

Mặt tiền của phong cách thiết kế Phục Hưng
Mặt tiền của phong cách thiết kế Phục Hưng

Cung trong phong cách thiết kế này ra sao?

Mặt tiền thường đối xứng xung quanh trục thẳng đứng của chúng. Mặt tiền nhà thờ thường được vượt qua bằng một hình tam giác và một hệ thống các trụ, vòm và các đầu trụ.

Các cột và cửa sổ cho thấy một sự tiến triển về phía trung tâm. Một trong những mặt tiền thời Phục Hưng đầu tiên là Nhà thờ Pienza (1459-1462), được thiết kế bởi các kiến trúc sư Florentine Bernardo Gambarelli và Alberti.

Vòm của phong cách thiết kế Phục Hưng được thể hiện như thế nào?

Vòm chính là sự khác biệt của thiết kế Phục Hưng so với thiết kế Gothic. Vòm có kết cấu nửa vòng tròn, không có sườn. Điều này đã làm nên sự mới mẻ, độc đáo cho tổng thể công trình.

Cột và trụ của phong cách thiết kế

Cột và trụ chính là yếu tố quan trọng trong mỗi căn nhà và các công trình thời kỳ Phục Hưng cũng không phải là ngoại lệ. Không chỉ đóng vai trò chống đỡ mà cột, trụ còn làm tính thẩm mỹ cho công trình. Các thức cột La Mã đã được sử dụng như Tuscan, Doric, Ionic, Corinthian và Composite.

Trần nhà mang dấu ấn Phục Hưng

Khác với thời kỳ Trung Cổ trần nhà thường không được chú trọng, kiến trúc Phục Hưng đã tập trung vào trang trí. Trần nhà có thể được phân ô, vẽ các hoa văn đặc trưng. Nhờ vậy làm nổi bật lên vẻ sang trọng, quý phái của không gian.

Trần nhà trong kiến trúc Phục Hưng với hoa văn đặc trưng
Trần nhà trong kiến trúc Phục Hưng với hoa văn đặc trưng

Mái vòm của thiết kế Phục Hưng

Mái vòm là phần không thể thiếu trong các công trình kiến trúc Phục Hưng. Các mái vòm được thiết kế kỳ công tạo cảm giác rộng rãi hơn. Chúng được chạm khắc tinh xảo  với các họa tiết mang ý nghĩa thời đại.

Cửa ra vào cũng mang phong cách Phục Hưng trong thiết kế

Trong các thiết kế mang kiến trúc Phục Hưng, cửa thường nằm chính giữa và có hướng vòng cung bên trên độc đáo. Những họa tiết chạm khắc trên cửa được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ.

Cửa sổ kiến trúc Phục Hưng như thế nào?

Một công trình của kiến trúc Phục Hưng thường có nhiều cửa sổ nhỏ. Các thông số của cửa sổ được tính toán phù hợp với tổng thể diện tích của công trình. Cửa sổ được tận dụng để mang ánh sáng vào trong tòa nhà nên thường sử dụng các loại kính màu.

Tường và nét sáng tạo của phong cách Phục Hưng

Tường là một nét sáng tạo khác biệt của phong cách thiết kế Phục Hưng. Bức tường phía ngoài thường được xây bằng gạch, ốp đá thành khối thẳng. Các góc tòa nhà được nhấn mạnh bằng cách trát vữa nhám bắt góc. Người kiến trúc sư có thể tự do sáng tạo các hình ảnh, họa tiết lên tường phía trong. Mỗi một chi tiết lại có ý nghĩa riêng biệt.

Các chi tiết, hoạ tiết kiến trúc Phục Hưng ra sao?

Các chi tiết, họa tiết được chạm khắc với độ chính xác hoàn hảo. Những chi tiết này tuy nhỏ nhưng lại chiếm phần quan trọng rất lớn đối với toàn bộ công trình.

Thiết kế nội thất cổ điển Phục Hưng trong thời hiện đại

Với những đặc điểm kể trên, thiết kế nội thất cổ điển Phục Hưng rất được ưa chuộng. Phong cách được giới thượng lưu bởi vẻ trang trọng, quyền quý và xa hoa mà nó mang lại. Dưới đây là một số mẫu thiết kế theo phong cách Phục Hưng giữa thế kỷ 21, hy vọng bạn có thể tham khảo và áp dụng cho công trình riêng của mình.

Thiết kế nội thất cổ điển Phục Hưng trong thời hiện đại luxury
Thiết kế nội thất cổ điển Phục Hưng trong thời hiện đại luxury
Thiết kế nội thất cổ điển Phục Hưng trong thời hiện đại luxury

Đến tận bây giờ, khó có khuynh hướng kiến trúc nào vượt qua được những nốt thăng trong phong cách thiết kế Phục Hưng. Những công trình của lối kiến trúc này vẫn luôn là biểu tượng nghệ thuật bất diệt theo thời gian.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Máy Ép Cao Tần Long Phát CNC Được Xưởng Gỗ Tin Dùng

Máy Ép Cao Tần Long Phát CNC Được Xưởng Gỗ Tin Dùng