Đặc biệt, Gothic được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thiết kế kiến trúc ngày nay. Vậy Gothic là gì?
Phong cách kiến trúc Gothic
Phong cách thiết kế Gothic là gì? Những yếu tố nào góp phần tạo nên đặc trưng riêng của kiến trúc này? Bài viết này sẽ giúp bạn đi tìm đáp án cho những câu hỏi trên. Mở ra một nguồn kiến thức về kiến trúc Gothic đầy thú vị.
Kiến trúc Gothic là gì?
Gothic là phong trào nghệ thuật được xuất phát từ Pháp vào thể kỷ 12. Gothic nhanh chóng lan rộng ra khắp Tây Âu, toàn bộ phía bắc dãy núi Anpơ.
Người Ý thời Phục hưng gọi Gotico là “Gothic”. Phong cách này ban đầu được đặt tên là Francigenum Opus, dịch sát nghĩa là “công trình của Pháp”, có nghĩa là “phương pháp xây dựng ở vùng Île-de-France”. Thuật ngữ “Gothic” ban đầu được sử dụng với nghĩa xấu.
Từ này bắt nguồn từ cái tên Goths, người mà theo người La Mã là “những kẻ man rợ”. Vì vậy, kiến trúc Gothic, theo người Ý thời Phục hưng, là tác phẩm của những kẻ man rợ, vì nó là kết quả của sự đứt gãy với các khái niệm và kỹ thuật thẩm mỹ Hy Lạp-La Mã.
Hầu hết các nhà khảo cổ học và sử học nghệ thuật đều bác bỏ nhận định này và chỉ ra rằng đối với kiến trúc Romanesque trước đó, kiến trúc Gothic là một sự tiến hóa hơn là một sự đứt gãy.
Nguồn: Wikipedia.
Sự ra đời của kiến trúc Gothic
Phong cách kiến trúc Gothic xuất hiện khi nào?
Phong cách kiến trúc Gothic ra đời sau thời kỳ kiến trúc La Mã. Vào khoảng năm 1200 sau Công Nguyên, người châu Âu bắt đầu xây dựng các nhà thờ và cung điện theo phong cách Gothic. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa hai phong cách kiến trúc Trung cổ này là trong khi kiến trúc La Mã theo kiểu vòm tròn thì kiến trúc Gothic lại theo kiểu vòm nhọn. Kiến trúc Gothic có nhiều cửa sổ hơn và kích thước cửa sổ lớn hơn so với kiến trúc La Mã.
Kiến trúc Gothic xuất hiện chủ yếu ở vùng Haute Picardie. Trải qua các thời kỳ phát triển: Gothic sơ kỷ (XII), Gothic cổ điển (1190 – 1230), Gothic ánh sáng (1230 – 1350) và Gothic rực cháy (XV – XVI). Mãi đến giữa thế kỷ XVIII, kiến trúc Gothic mới bước vào thời kỳ phục hưng và ran rộng khắp châu Âu trong suốt thế kỷ XIX. Khi bước sang thế kỷ XX, phong cách thiết kế Gothic vẫn ảnh hưởng tới các kiến trúc của nhà thờ hay các trường đại học.
Kiến trúc Gothic sơ kỳ
Dù những kỹ thuật xây dựng đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước nhưng cột mốc đánh dấu sự tồn tại chính thức của kiến trúc Gothic. Những công trình Gothic đầu tiên đã xuất hiện ở thời kỳ này và tạo bước đệm cho giai đoạn sau.
Kiến trúc Gothic cổ điển
Giai đoạn này được xem là thời kỳ phát triển huy hoàng của phong cách thiết kế Gothic. Các thiết kế được hoàn thiện hơn và sở hữu những đường nét riêng biệt. Chính tại thời điểm này các nhà thờ lớn đã được dựng lên. Cách trang trí trong nhà thờ được đơn giản hóa. Các cột xen kẽ từng được đánh giá cao ở Sens đã được loại bỏ nhằm tạo ra sự thoáng đãng và tạo dựng phong cách thiết kế đặc trưng.
Kiến trúc Gothic ánh sáng
Lúc này, phong cách thiết kế Gothic đã ghi được những dấu ấn đặc sắc và lan rộng ra khắp châu Âu. Các công trình đã có diện tích rộng hơn với nhiều cửa sổ hơn, khung được xây dựng chắc chắn. Cửa sổ được trang trí bằng viền mảnh tạo nên sự tinh tế nhưng không làm ảnh hưởng đến việc lấy ánh sáng tự nhiên bên ngoài.
Đặc điểm của kiến trúc Gothic
Kiến trúc Gothic mang một vẻ đẹp kỳ lạ huyền bí gắn liền với khái niệm man rợ và kinh dị.
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất với kiến trúc Gothic là mái vòm và chóp nhọn. Với sự nhấn mạnh vào các hình dạng theo hướng thẳng đứng. Các chi tiết được tập trung vào các cột mỏng, trần nhà cao kéo dài với các vật liệu như kính.
Mái vòm của các công trình Gothic bao gồm: vòm cầu sáu mũi, vòm bốn mũi, vòm nhiều sống và nhiều múi …
Các nhà thờ kiểu Gothic thường sẽ cao từ 38-42m. Riêng tháp lấy sáng cao tới 60m, có cửa sổ kính màu ở mặt tiền có thể lớn tới 8-12m.
Hệ thống kết cấu bên trong tòa nhà. Thông thường các công trình kiến trúc Gothic có một không gian rất lớn bên trong. Sử dụng khung chịu lực và các bộ phận bên trong được ngăn cách rõ ràng giữa kết cấu ngăn cách và kết cấu chịu lực.
Thành phần chính từ mái trở xuống lần lượt là mái vòm được thiết kế theo hình mái thái và có các đường gờ, diềm nhọn, cột và diềm bay.
Các cột trụ lớn nhỏ được xây dựng xen kẽ. Các kiến trúc luôn có sự tương đồng giữa chiều cao và chiều rộng của khu vực đường chính. Nó sẽ góp phần thay đổi cảm giác về chiều cao của mái vòm.
Đặc điểm của phong cách thiết kế Gothic được thể hiện qua:
- Đồ nội thất
- Màu sắc thiết kế
- Bố trí đồ nội thất
Độc giả có thể tìm hiểu chi tiết dưới đây!
Đồ nội thất phong cách thiết kế Gothic
Nội thất theo phong cách thiết kế Gothic thường được làm từ gỗ, đặc biệt là các loại gỗ tự nhiên. Gỗ sồi là một trong những vật liệu được ưa chuộng trong kiến trúc Gothic. Bởi lối kiến trúc cổ này yêu cầu các chi tiết được thiết kế khá cầu kỳ.
Các chất liệu và vật dụng được sử dụng để mang phong cách kiến trúc Gothic vào thiết kế nội thất căn hộ bao gồm:
- Loại nến thường được sử dụng
- Nội thất trong phòng ngủ
- Dùng tranh treo tường
Chi tiết mời bạn đọc tìm hiểu dưới đây!
Sử dụng các loại nến trong không gian này
Ngọn nến lung linh đã xuất hiện ở trong kiến trúc Gothic từ hàng trăm năm nay. Vì vậy mà nến trở thành vật dụng không thể thiếu khi bạn lựa chọn phong cách thiết kế này. Ngày này, các nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều mẫu chân nến đậm chất quý tộc, sang trọng để tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng. Nến vừa đóng vai trò chiếu sáng vào ban đêm vừa như một món đồ trang trí đầy huyền bí, ly kỳ.
Nội thất phòng ngủ kiểu nội thất Gothic
Các kiến trúc sư đã gợi ý rằng, với phòng ngủ theo phong cách thiết kế Gothic nên chú trọng tới sự hòa hợp của tường và nội thất. Tức là, các đồ vật như ga, gối và các phụ kiện khác nên có sự tương đồng với các họa tiết được mô phỏng trên tường để tránh rối mắt. Bạn có thể lựa chọn nhiều chất liệu khác nhau để sáng tạo cho căn phòng ngủ mang đậm phong cách cá nhân.
Mời bạn đọc tham khảo thêm nội dung sau:
Sử dụng tranh treo tường
Các bức họa dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong kiến trúc Gothic. Những bức tranh không chỉ mang trong mình vẻ đẹp nghệ thuật mà còn là câu chuyện cổ tích giàu giá trị nhân văn.
Lựa chọn màu sắc trong phong cách thiết kế nội thất Gothic
Phong cách thiết kế Gothic luôn nổi bật với những mái vòm, gam màu tối và dầm trần bằng gỗ. Những căn nhà theo kiến trúc Gothic thường được bao quanh bởi những bức tường đen huyền bí. Bởi màu đen khiến cho căn phòng trở nên gọn gàng, sang trọng hơn.
Việc tạo ra màu sơn phù hợp cho ngôi nhà thường mất khá nhiều thời gian. Thông thường, người thợ sẽ phải sơn nhiều lớp sơn lên tường mới có thể giống với màu ở trong bản thiết kế. Ngoài màu đen thi các sắc đỏ thẫm hay tím than cũng được ứng dụng trong kiến trúc Gothic.
Bố trí đồ đạc theo phong cách nội thất Gothic
Trong kiến trúc Gothic, nội thất bằng gỗ là lựa chọn hàng đầu của mỗi công trình. Các đồ vật với kiểu dáng đơn giản được điểm khắc tinh tế làm nên sự khác biệt cho mỗi căn phòng.
Bên cạnh đó, sử dụng vải ren làm chất liệu cho rèm cửa, ga giường hay vỏ gối là một ý không tồi. Chất liệu này góp phần tăng vẻ bí ẩn cho không gian.
Phong cách thiết kế Gothic không thể thiếu những cây nến lung linh. Đặc biệt là những giá đỡ mang hơi hướng cổ điển, đậm chất châu Âu. Ánh sáng của ngọn nến giúp cho căn phòng trở nên huyền bí gấp nhiều lần.
Dễ dàng bắt gặp những bức tranh treo tường hình con rồng, thiên thần, ác quỷ,… trong những công trình theo kiến trúc Gothic. Những bức tranh đó tạo cho người xem cảm giác mình đang quay trở về thời kỳ phát triển nhất của lối kiến trúc này. Ngoài ra, các độ vật như gươm, khiên, tượng kỵ sĩ,… cũng thường xuyên xuất hiện trong những căn nhà mang phong cách thiết kế Gothic.
Phong cách thiết kế Gothic quả thực là một sáng tạo vượt bậc của thiên niên kỷ trước. Ngày nay kiểu kiến trúc này vẫn được nhiều gia đình lựa chọn trong thi công biệt thự bởi vẻ đẹp huyền bí, xa hoa.
Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua yếu tố phong thủy khi bố trí đồ nội thất:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét